Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Cẩn thận với khẩu trang chống dịch cúm không rõ nguồn gốc


(VH)- Sáng 18.8, Đoàn thanh tra của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra đột xuất về việc kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế phòng chống dịch cúm A/H1N1 tại một số cửa hàng thuốc tại khu vực chợ thuốc Ngọc Khánh.

Ngoài việc khẩu trang cùng loại nhưng giá bán mỗi nơi mỗi khác, có cửa hàng bán chênh nhau đến 200.000 đồng/hộp, đoàn thanh tra còn phát hiện khá nhiều khẩu trang y tế không có nguồn gốc, xuất xứ. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở sẽ căn cứ vào việc xuất trình các loại hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc khẩu trang của các cửa hàng thuốc để làm cơ sở xử lý. Nếu có sai phạm, Sở sẽ xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời tạo tâm lý cho người dân yên tâm, được mua đúng hàng, đúng giá, phục vụ công tác phòng chống dịch.

Kiểm tra tại nhà thuốc của công ty CP Dược phẩm V.T.Y Hà Nội (168 Ngọc Khánh), quầy hàng bày bán nhiều loại khẩu trang, phổ biến nhất là khẩu trang y tế thông thường và khẩu trang sợi hoạt tính Na No. Giá bán lẻ loại khẩu trang y tế là 2.000đ/ chiếc; khẩu trang sợi hoạt tính Na No nhập từ công ty TNHH TM và sản xuất Thiên Tân (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) có giá niêm yết là 30.000đ, theo nhân viên quầy hàng thì hiện được bán với giá 27.000đ/ chiếc.

Tuy nhiên điều đáng nói là tại nhà thuốc số 3 của chi nhánh công ty dược phẩm Thành Công (168 Ngọc Khánh), khi đoàn tiến hành kiểm tra nguồn gốc của các mặt hàng khẩu trang đang bày bán thì cửa hàng không hề xuất trình được hóa đơn, giấy tờ chứng minh xuất xứ các mặt hàng này. Đại diện cửa hàng lý giải rằng, cửa hàng liên hệ mua khẩu trang Leo và Kitty qua điện thoại, nơi sản xuất và cung cấp 2 loại hàng này là công ty TNHH Sao Minh (ở Hoàng Văn Thái – Hà Nội), do số lượng ít nên không ghi hóa đơn. Thế nhưng kiểm tra trên kệ đã tìm thấy hơn 40 chiếc khẩu trang hộp, gồm cả nhãn hiệu Leo và Kitty. Còn một số khẩu trang y tế thông thường, trong đó có cả loại khẩu trang in chữ Trung Quốc được đựng lẫn lộn trong hộp bán lẻ, đại diện cửa hàng không giải trình được nguồn gốc số hàng này mà vòng vo: “Đó là số hàng do nhân viên quầy thuốc mua, chủ yếu để nhân viên sử dụng khi bán hàng”..., dù trước đó chính cửa hàng cho biết số khẩu trang y tế này được bán lẻ với giá 1.200đ/ chiếc.

Đặc biệt, tại kiôt 10, Công ty TNHH Dược và vật tư y tế trung tâm (C9 Ngọc Khánh), đoàn kiểm tra đã phát hiện cửa hàng đang kinh doanh một loại khẩu trang y tế, số lượng khoảng 450 chiếc, được đóng gói nilon (50 chiếc/gói), không hề có một dòng chữ gì trên bao bì, từ tên nhãn hiệu sản phẩm đến ngày sản xuất, hạn sử dụng của khẩu trang. Theo nhân viên cửa hàng, số hàng này được đựng trong một thùng to (20 gói), bán với giá 300.000đ/ gói (6.000đ/ chiếc) nhưng... không nhớ rõ đó là nhãn hiệu khẩu trang gì vì không tìm thấy vỏ thùng đựng.

Về tình hình dịch, Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết, ngày 18.8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 65 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (miền Nam: 49 ca, miền Bắc: 3 ca, miền Trung: 13 ca). Như vậy, tính đến 17 giờ ngày 18.8, Việt Nam đã ghi nhận 1576 trường hợp dương tính, 2 ca tử vong. Số bệnh nhân đã ra viện là 1073; 528 trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Tập trung tuyên truyền để người dân tự phòng ngừa cúm A/H1N1

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phòng chống cúm A/H1N1 trong giai đoạn dịch đã lây lan trong cộng đồng và để chuẩn bị đối phó khi có đại dịch xảy ra. Theo kế hoạch, các giải pháp phòng chống dịch tập trung vào việc thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi để người dân thực hiện tốt việc tự phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng; giám sát phát hiện sớm ca bệnh và chùm ca bệnh nhằm ngăn ngừa sự bùng phát dịch, gia tăng nhanh số ca nhiễm bệnh, số ca nặng và tử vong; giám sát xử lý dịch đối với các ca bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch và giám sát sự biến đổi của virus; tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị tốt bệnh nhân cúm; phát triển các nguồn lực phục vụ hiệu quả cho hoạt động phòng chống dịch... Đ.Ngọc

Ngọc Nam

Ngoài việc khẩu trang cùng loại nhưng giá bán mỗi nơi mỗi khác, có cửa hàng bán chênh nhau đến 200.000 đồng/hộp, đoàn thanh tra còn phát hiện khá nhiều khẩu trang y tế không có nguồn gốc, xuất xứ. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở sẽ căn cứ vào việc xuất trình các loại hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc khẩu trang của các cửa hàng thuốc để làm cơ sở xử lý. Nếu có sai phạm, Sở sẽ xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời tạo tâm lý cho người dân yên tâm, được mua đúng hàng, đúng giá, phục vụ công tác phòng chống dịch.

Kiểm tra tại nhà thuốc của công ty CP Dược phẩm V.T.Y Hà Nội (168 Ngọc Khánh), quầy hàng bày bán nhiều loại khẩu trang, phổ biến nhất là khẩu trang y tế thông thường và khẩu trang sợi hoạt tính Na No. Giá bán lẻ loại khẩu trang y tế là 2.000đ/ chiếc; khẩu trang sợi hoạt tính Na No nhập từ công ty TNHH TM và sản xuất Thiên Tân (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) có giá niêm yết là 30.000đ, theo nhân viên quầy hàng thì hiện được bán với giá 27.000đ/ chiếc.

Tuy nhiên điều đáng nói là tại nhà thuốc số 3 của chi nhánh công ty dược phẩm Thành Công (168 Ngọc Khánh), khi đoàn tiến hành kiểm tra nguồn gốc của các mặt hàng khẩu trang đang bày bán thì cửa hàng không hề xuất trình được hóa đơn, giấy tờ chứng minh xuất xứ các mặt hàng này. Đại diện cửa hàng lý giải rằng, cửa hàng liên hệ mua khẩu trang Leo và Kitty qua điện thoại, nơi sản xuất và cung cấp 2 loại hàng này là công ty TNHH Sao Minh (ở Hoàng Văn Thái – Hà Nội), do số lượng ít nên không ghi hóa đơn. Thế nhưng kiểm tra trên kệ đã tìm thấy hơn 40 chiếc khẩu trang hộp, gồm cả nhãn hiệu Leo và Kitty. Còn một số khẩu trang y tế thông thường, trong đó có cả loại khẩu trang in chữ Trung Quốc được đựng lẫn lộn trong hộp bán lẻ, đại diện cửa hàng không giải trình được nguồn gốc số hàng này mà vòng vo: “Đó là số hàng do nhân viên quầy thuốc mua, chủ yếu để nhân viên sử dụng khi bán hàng”..., dù trước đó chính cửa hàng cho biết số khẩu trang y tế này được bán lẻ với giá 1.200đ/ chiếc.

Đặc biệt, tại kiôt 10, Công ty TNHH Dược và vật tư y tế trung tâm (C9 Ngọc Khánh), đoàn kiểm tra đã phát hiện cửa hàng đang kinh doanh một loại khẩu trang y tế, số lượng khoảng 450 chiếc, được đóng gói nilon (50 chiếc/gói), không hề có một dòng chữ gì trên bao bì, từ tên nhãn hiệu sản phẩm đến ngày sản xuất, hạn sử dụng của khẩu trang. Theo nhân viên cửa hàng, số hàng này được đựng trong một thùng to (20 gói), bán với giá 300.000đ/ gói (6.000đ/ chiếc) nhưng... không nhớ rõ đó là nhãn hiệu khẩu trang gì vì không tìm thấy vỏ thùng đựng.

Về tình hình dịch, Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết, ngày 18.8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 65 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (miền Nam: 49 ca, miền Bắc: 3 ca, miền Trung: 13 ca). Như vậy, tính đến 17 giờ ngày 18.8, Việt Nam đã ghi nhận 1576 trường hợp dương tính, 2 ca tử vong. Số bệnh nhân đã ra viện là 1073; 528 trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Tập trung tuyên truyền để người dân tự phòng ngừa cúm A/H1N1

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phòng chống cúm A/H1N1 trong giai đoạn dịch đã lây lan trong cộng đồng và để chuẩn bị đối phó khi có đại dịch xảy ra. Theo kế hoạch, các giải pháp phòng chống dịch tập trung vào việc thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi để người dân thực hiện tốt việc tự phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng; giám sát phát hiện sớm ca bệnh và chùm ca bệnh nhằm ngăn ngừa sự bùng phát dịch, gia tăng nhanh số ca nhiễm bệnh, số ca nặng và tử vong; giám sát xử lý dịch đối với các ca bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch và giám sát sự biến đổi của virus; tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị tốt bệnh nhân cúm; phát triển các nguồn lực phục vụ hiệu quả cho hoạt động phòng chống dịch... Đ.Ngọc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét